Khi bạn mới bước chân vào nhiếp ảnh thì cần nên có những hiểu biết cũng như kiến thức về khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO máy ảnh. So với 3 khái niệm trên thì tốc độ màn trập chịu trách nhiệm đến khả năng chụp hình như thế nào?
Trong bài viết dưới đây của Chapter 3D bạn sẽ tìm thấy tất cả những điều cơ bản về tốc độ màn trập trong ảnh y, cách các hiệu ứng của màn trập mở ra một thế giới sáng tạo.
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu:
Màn trập là gì?
Màn trập, hay còn gọi là cửa trập, là lớp màn bằng kim loại được đặt trước cảm biến. Đối với những máy ảnh mirrorless, màn trập luôn mở cho đến khi bạn bấm nút chụp.
Trong những chiếc máy ảnh DSLR, bạn sẽ khó nhìn thấy màn trập hơn, do cảm biến của máy nằm phía trên của gương lật.
Cách để thấy màn trập đó là bạn tiến hành tháo lens, bấm nút chụp, bạn sẽ thấy 1 tấm kim loại xuất hiện che cảm biến lại. Đây được xem là cách làm phổ biến hiện nay bạn nên tiến hành làm!
Tốc độ màn trập là gì?
Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh, một bức ảnh đầy đủ cũng như điêu luyện. Bạn có thể thay đổi tốc độ màn trập, chính những điều như vậy sẽ tạo ra những hiệu ứng quan trọng trong nhiếp ảnh, nếu bạn mới vào nghề thì nên lưu ý những điểm trên đây để có được những tấm hình như mong đợi.
Tốc độ màn trập thường được đo bằng phân số của một giây, khi chúng ở dưới một giây. Ví dụ 1/4 có nghĩa là một phần tư giây, trong khi 1/250 có nghĩa là một phần 250 giây của một giây.
Tốc độ màn trập sử dụng như thế nào và ảnh hưởng gì?
Tốc độ màn trập nó sẽ tạo ra hiệu ứng đóng băng chuyển động, làm mờ chuyển động và còn có tác động trực tiếp lên độ sáng của một bức ảnh. Khiến cho bức hình của bạn như sinh động hơn rất nhiều cũng như mang lại sự hư ảo cho toàn bộ bức tranh mà bạn muốn nhắn gửi đến người xem.
Tác dụng lớn đầu tiên của nó là chuyển động mờ. Nếu tốc độ màn trập của bạn dài, các đối tượng chuyển động trong ảnh của bạn sẽ xuất hiện mờ dọc theo hướng chuyển động.
Hiệu ứng này được sử dụng khá thường xuyên trong các quảng cáo về ô tô và xe máy, trong đó cảm giác về tốc độ và chuyển động được truyền đến người xem bằng cách cố ý làm mờ các bánh xe đang di chuyển.
Tốc độ màn trập chậm cũng được sử dụng để chụp ảnh Milky way hoặc các vật thể khác vào ban đêm hoặc trong môi trường tối. Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh phong cảnh có thể cố tình sử dụng tốc độ màn trập dài để tạo cảm giác chuyển động trên sông và thác nước, trong khi giữ cho mọi thứ khác hoàn toàn sắc nét.
Tốc độ màn trập thấp
Tốc độ màn trập thấp thì máy ảnh cần nhiều thời gian hơn để tạo ra một bức ảnh đẹp như mong muốn! Nhờ những hiệu ứng này thường được dùng để mang lại cảm giác chuyển động cho bức ảnh.
Các nhiếp ảnh gia phong cảnh sẽ sử dụng để chụp ảnh dòng sông, thác nước nhằm đem chuyển động của nước vào ảnh mà vẫn giữ được độ chi tiết của bức ảnh.
Tốc độ màn trập cao
Khi bạn sử dụng tốc độ màn trập cao sẽ tạo hiệu ứng đóng băng chuyển động , hiệu ứng này giúp bạn chụp được những chủ thể di chuyển nhanh một cách rõ nét, không bị mờ. Đây là điểm cộng lớn bạn nên áp dụng cho việc chụp ảnh của mình nhé!
Bạn nên nhớ tốc độ màn trập thấp sẽ làm tạo ra hiệu ứng bóng mờ, tạo cảm giác chuyển động cho bức ảnh. Và khi tốc độ màn trập cao sẽ làm đóng băng chuyển động, giúp chụp rõ nét những chủ thể khi bạn di chuyển nhanh trong quá trình chụp ảnh.
Tốc độ màn trập chậm thường có giá trị từ 1s trở lên. Và ở giá trị này, bạn chắc chắn cần có tripod để giữ độ nét cho bức ảnh.
Cách tính tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập thường được đo bằng một phần của giây, tức là thể hiện dưới dạng phân số. Ví dụ: 1/60 giây, 1/250 giây,…
Mẫu số càng lớn thì tốc độ càng cao
Để có tấm hình đẹp bạn nên để tốc độ màn trập lớn hơn 1/125 giây để đảm bảo rằng ảnh không bị rung khi bạn cầm máy bằng tay không vững cũng như tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nếu bạn có nhu cầu chụp ảnh với tốc độ màn trập thấp, thì nên sử dụng tripod!
Ảnh hưởng của tốc độ màn trập lên độ sáng của ảnh
Giá trị khẩu độ và iso được giữ nguyên, chỉ thay đổi tốc độ màn trập từ 1/250s xuống 1/2s.
Lý do chính để thay đổi tốc độ màn trập là chỉnh độ sáng phù hợp.
Bạn nên biết tốc độ màn trập không phải yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến độ sáng của một bức ảnh.
Còn có các yếu tố khác như khẩu độ, ISO nên bạn có thể linh hoạt chỉnh tốc độ màn trập để đạt hiệu ứng mong muốn. Nhưng đừng quên chỉnh các yếu tố khác một cách cẩn thận!
Tốc Độ Màn Trập Và Độ Phơi Sáng
Có một điều bạn nên lưu ý đó là hiệu ứng cực kỳ quan trọng và nó khác với tốc độ màn trập là ở độ phơi sáng, chính những yếu tố này sẽ quyết định đến chất lượng ảnh.
Khi thời gian cảm biến tiếp xúc với ánh sáng sẽ nhiều, làm tăng độ sáng của ảnh. Và khi bạn set tốc độ màn trập cao, cảm biến của máy sẽ có ít thời gian tiếp xúc với ánh sáng, làm ảnh tối hơn cũng như rõ nét hơn rất nhiều.
Tốc độ màn trập nhanh là yếu tố cần thiết để đóng băng chuyển động.
Khi bạn chụp ảnh những chủ thể chuyển động nhanh ví dụ như chim bay, hay chụp ảnh thể thao. Bạn phải set tốc độ màn trập rất cao, vào khoảng 1/1000s thậm chí là nhanh hơn.
Tốc độ màn trập chậm thường được dùng khi bạn chụp trong môi trường thiếu sáng, chụp ảnh ban đêm hoặc khi bạn muốn tạo hiệu ứng mờ chuyển động.
Cách Chỉnh Tốc Độ Màn Trập Máy Ảnh
Khi bạn sử dụng chế độ Auto, máy ảnh sẽ tự động chọn tốc độ màn trập và bạn không được quyền điều chỉnh.
Để tự làm chủ tốc độ màn trập, bạn phải chỉnh máy sang 1 trong 2 chế độ sau:
– Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập (shutter priority): bạn sẽ được quyền chọn tốc độ màn trập, máy ảnh sẽ chỉnh khẩu độ một cách tự động cho bạn.
– Chế độ M: bạn phải tự chỉnh tốc độ và khẩu độ.
Trong cả hai chế độ trên, bạn được quyền set ISO auto hoặc tự chỉnh ISO.
Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập thường kí hiệu là S hoặc TV
Cách thay đổi tốc độ màn trập cho các hiệu ứng sáng tạo
Bằng cách sử dụng tốc độ màn trập rất dài hoặc rất chậm, bạn có thể áp dụng một số điều thú vị vào ảnh chụp. Điều này là hoàn hảo để tạo ra những bức ảnh đặc sắc, thu hút người xem.
Với tốc độ màn trập nhanh, bạn có thể chụp được một số chuyển động tuyệt đẹp, chẳng hạn như chim đang bay hay vận động viên đang thi đấu. Những bức ảnh này thường đòi hỏi nhiều trải nghiệm và mắc nhiều sai sót, nhưng chúng sẽ thực sự rất đẹp khi bạn chụp thành thạo.
Tốc độ màn trập chậm cho phép bạn khám phá rất nhiều cách sáng tạo để chụp ảnh. Tốc độ màn trập chậm có thể nắm bắt các chuyển động theo những cách ấn tượng: chụp phơi sáng đường phố, light painting, star trails.
Chính những hiệu ứng thú vị mà bạn có thể tạo ra bằng cách thay đổi tốc độ màn trập là không giới hạn, bạn sẽ có những trải nghiệm cũng như những điều mới, sẽ cho bạn một cách nhìn khác thú vị hơn sau mỗi bức ảnh chụp. Cách tốt nhất để tìm hiểu màn trập là chuyển máy ảnh sang chế độ chụp bằng tay hay ưu tiên màn trập.
Hiểu được tốc độ màn trập là gì thì chúng ta giải quyết được một số vấn đề ảnh khác nhau và mở ra khả năng sáng tạo mới.
Qua bài viết trên đây bạn sẽ phần nào hiểu được tầm quan trọng của tốc độ màn trập đối với việc để có được những tấm hình đẹp như mong đợi với những sở thích được đặt ra trước đó, bạn nên lưu ý để có được những trải nghiệm thú vị nhé!
Nên để tóc độ màn trập như thế nào là tốt nhất?
Không có tốc độ màn trập nào là tốt nhất trong nhiếp ảnh, nó phụ thuộc cả vào điều kiện ánh sáng của hiện trường và chuyển động mà bạn muốn chụp các yếu tố, chủ thể.
Kết luận
Chapter 3d hy vọng với những thông tin bổ ích được chúng tôi giới thiệu dưới bài viết sẽ khiến cho bạn có được những góc nhìn về mỹ thuật một cách chính xác nhất cũng như không khiến các bạn thất vọng khi mới bắt đầu vào ngành nghệ thuật chụp hình này. Nếu bạn có những thắc mắc chưa được hé lộ hãy để chúng tôi giúp bạn bằng cách comment dưới bài viết này nhé!
Bây giờ bạn đã đọc lý thuyết và kiểm tra một số ví dụ về tốc độ màn trập, cách tốt nhất để hiểu tốc độ màn trập trong nhiếp ảnh là gì và cách thức hoạt động của nó là đưa tất cả kiến thức này vào thực tế!
Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!
Xem thêm tin tức tại… …www.chapter3d.com .